Kích ứng da là tình trạng thường gặp khi sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, không rõ nguồn gốc, xuất xứ,... Da bị kích ứng có thể nổi mẩn đỏ, khô căng, ngứa rát, thậm chí là để lại tổn thương vĩnh viễn như thâm, sẹo. Vậy da bị kích ứng là gì, dấu hiệu nhận biết ra sao? Làm thế nào để phục hồi và làm dịu da kích ứng hiệu quả? Hãy cùng Nil Cosmetic tìm hiểu trong bài viết sau.
Kích ứng da là gì?
Kích ứng da là gì? Kích ứng da là tình trạng da bị tổn thương và phản ứng với các thành phần trong mỹ phẩm chăm sóc da và làm đẹp như cồn, chất bảo quản, chất tạo màu, hương liệu, cồn, acid,... Biểu hiện của da bị kích ứng là nổi mẩn đỏ, nóng rát, sưng tấy, nổi mụn, bong tróc da,... Tình trạng này chỉ xảy ra ở vùng da tiếp xúc với tác tác nhân gây dị ứng và kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày tùy thuộc vào mức độ kích ứng nhẹ hay nặng.
Nguyên nhân gây ra kích ứng là do những thành phần trong mỹ phẩm không phù hợp với da, gây bít tắc lỗ chân lông, phá vỡ hàng rào bảo vệ da, khiến da bị tổn thương hoặc viêm nhiễm. Các loại mỹ phẩm dễ khiến da bị kích ứng gồm: kem dưỡng trắng da, kem ngăn ngừa nếp nhăn, kem chống nắng, serum trị mụn, nước hoa, kem lót, son môi, dụng cụ trang điểm, thuốc mọc tóc, kem dưỡng tóc, sữa tắm,...
Dưới đây là những trường hợp có thể làm cho da mặt bị ngứa, kích ứng mẩn đỏ:
- Sử dụng mỹ phẩm không có nguồn gốc xuất xứ.
- Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với đặc tính và loại da.
- Lạm dụng hoặc sử dụng mỹ phẩm không đúng cách.
Ngoài ra, da cũng có thể bị kích ứng khi tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất, không khí hoặc nguồn nước ô nhiễm, ánh nắng mặt trời, gió lạnh,...
Dấu hiệu nhận biết kích ứng da
Để biết da có bị kích ứng với mỹ phẩm hay không, điều cần làm là quan sát những biểu hiện trên làn da. Dấu hiệu nhận biết da bị kích ứng như sau:
- Da nổi mụn trứng cá: Đây là biểu hiện kích ứng da thường gặp nhất. Các thành phần gây kích ứng thường làm tắc nghẽn lỗ chân lông, tích tụ bã nhờn, bụi bẩn, gây viêm nhiễm và hình thành các loại mụn trên mặt như mụn mủ, mụn viêm,... Khi bị dị ứng mỹ phẩm, da thường nổi nhiều mụn dị ứng trong thời gian ngắn, đặc biệt tập trung ở vùng da sử dụng mỹ phẩm.
- Viêm da dị ứng: Da xuất hiện các mảng hồng ban đỏ ở vùng da sử dụng mỹ phẩm, kèm theo mụn nước, ngứa dữ dội. Đây là trình trạng kích ứng có mức độ nghiêm trọng hơn. Biểu hiện bằng các mảng hồng ban (mảng đỏ xuất hiện tại vùng bôi mỹ phẩm) kèm theo mụn nước và ngứa. Viêm da dị ứng thường xuất hiện nhiều mảng hồng ban đỏ ở vùng da sử dụng mỹ phẩm và gây ngứa nặng.
- Nổi mề đay: Là nốt sần phù nổi rõ trên bề mặt da, thường kèm theo ngứa ngáy. Những nốt này tương tự như vết muỗi cắn, nhưng có thể lan rộng thành mảng.
- Viêm da tiếp xúc (chàm tiếp xúc): Mảng hồng ban có giới hạn rõ ràng, thường kèm theo ngứa, mụn nước.
- Khô da: Kích ứng da có thể khiến da trở nên sần sùi, bong tróc, khô căng, thậm chí nứt nẻ.
- Teo da: Da mỏng manh, nhăn nheo, mất đi độ đàn hồi và dễ tổn thương, thường gặp ở người sử dụng corticoid kéo dài.
- Sạm da: Da bị tăng sắc tố da/tăng sắc tố da sau viêm, xuất hiện các mảng nám, tàn nhang, khiến da xỉn màu, không đều màu.
- Lão hóa da: Da xuất hiện nếp nhăn, đốm nâu, chảy xệ và mất đi độ săn chắc, đàn hồi.
- Nóng rát: Da có cảm giác nóng bừng, hơi rát sau khi sử dụng mỹ phẩm. Cảm giác nóng rát có thể kèm theo ngứa, châm chích.
- Sưng đỏ: Da bị sưng đỏ, căng tức, có thể lan rộng hoặc chỉ tập trung ở một số vùng.
- Nổi mẩn đỏ: Da bị kích ứng mẩn đỏ, xuất hiện các nốt đỏ li ti, có thể kèm theo ngứa, rát. Mẩn đỏ có thể lan rộng thành mảng, tạo cảm giác khó chịu.
>>>Xem thêm: Vị Trí Mụn Trên Mặt Nói Lên Điều Gì Về Tình Trạng Sức Khỏe?
Một số sản phẩm phục hồi, làm dịu da kích ứng hiệu quả
Link sản phẩm : https://nilcosmeticvn-kr.com/nil-cica-calming-clear-acnes-cooling-ampoule-mask-mau-xanh-la-1463156.html
Ngưng sử dụng mỹ phẩm gây kích ứng da
Bị kích ứng da mặt nên làm gì? Lúc này, bạn nên ngưng sử dụng các loại mỹ phẩm có thể gây kích ứng và chuyển sang sản phẩm phục hồi da. Hãy xem lại các sản phẩm bạn đã dùng trong 7 - 10 ngày gần đây để tìm ra nguyên nhân khiến da bị kích ứng.
Sử dụng sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, chứa thành phần phục hồi da
Làn da sau khi bị kích ứng trở nên mỏng manh và dễ tổn thương hơn bao giờ hết. Do đó, nên lựa chọn sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ, không chứa các hoạt chất mạnh. Đồng thời, nên sử dụng sản phẩm chứa các thành phần làm dịu da kích ứng và phục hồi da như lô hội, hyaluronic acid, ceramides, vitamin B5,... để làm lành tổn thương, giúp tái tạo và bảo vệ da.
Tối giản chu trình chăm sóc da
Da nhạy cảm, đặc biệt khi đang trong giai đoạn kích ứng, cần được chăm sóc một cách nhẹ nhàng nhất. Việc sử dụng quá nhiều sản phẩm có thể khiến da bị quá tải, làm cho tình trạng kích ứng da trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên ngừng sử dụng những sản phẩm không cần thiết và sản phẩm mới sử dụng trong 7 - 10 ngày gần đây. Thay vào đó, hãy tối giản các bước skincare và ưu tiên sử dụng các sản phẩm giúp làm dịu, phục hồi và bảo vệ da. Và chủ động thay đổi chu trình skincare phù hợp với như cầu của làn da đúng cách chăm sóc da nhạy cảm vào mùa hè và mùa đông.
Xông mặt để làm dịu da kích ứng
Xông mặt là phương pháp giúp da thông thoáng, loại bỏ độc tố và làm giảm các triệu chứng kích ứng. Nên xông mặt với các thành phần thiên nhiên như bạc hà, ngải cứu, xả, gừng, tía tô,... Đối với da kích ứng mỹ phẩm, ưu tiên xông mặt với trà xanh.
Tránh tẩy tế bào chết khi bị kích ứng da
Việc tẩy tế bào chết khi da đang bị kích ứng sẽ khiến da thêm nhạy cảm và bong tróc nặng hơn. Hãy kiên nhẫn chờ da phục hồi hoàn toàn rồi mới bắt đầu tẩy tế bào chết. Lúc đó, nên ưu tiên tẩy tế bào chết dạng gel hoặc lotion dịu nhẹ, giúp loại bỏ tế bào chết nhẹ nhàng, không làm tổn thương da.
Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khói bụi
Ánh nắng mặt trời và ô nhiễm môi trường là hai "kẻ thù" nguy hiểm nhất cho da nhạy cảm, đặc biệt khi da đang trong giai đoạn kích ứng. Tia UV có thể gây tổn thương da, phá hủy lớp biểu bì, tế bào da, dẫn đến sạm nám và cản trở quá trình phục hồi da. Bên cạnh đó, khói bụi có khả năng gây bít tắc lỗ chân lông, khiến tình trạng kích ứng da trở nên tồi tệ hơn.
Vì vậy, bạn nên hạn chế ra ngoài vào lúc nắng gắt, sử dụng kem chống nắng dịu nhẹ dành cho da nhạy cảm với chỉ số SPF/PA phù hợp. Đồng thời, nên đeo khẩu trang và che chắn da cẩn thận bằng mũ, áo khoác,... khi ra ngoài.
Có chế độ ăn uống lành mạnh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và da liễu, chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng kích ứng da. Trong giai đoạn này, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá hồi, quả óc chó, hạt chia,... để cung cấp omega-3, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp nuôi dưỡng da khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, giảm viêm và kích ứng. Bên cạnh đó, nên hạn chế thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ và đồ ăn cay nóng.
Uống nhiều nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong việc thanh lọc và cải thiện làn da, đặc biệt là da bị kích ứng. Tuy nhiên, chỉ nên uống lượng nước vừa đủ, khoảng 1.5 - 2 lít/ngày, không nên lạm dụng. Kết hợp uống đủ nước cùng chế độ ăn giàu vitamin, bạn sẽ nhận thấy cách triệu chứng kích ứng da như mẩn đỏ, ngứa rát,... sẽ giảm rõ rệt.
Chế độ sinh hoạt khoa học
Chế độ sinh hoạt khoa học là yếu tố then chốt giúp da bị kích ứng phục hồi nhanh chóng hơn. Bạn nên ngủ đủ giấc, không thức khuya, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính,... Đồng thời luyện tập thể dục thể thao đều đặn để giúp tăng cường lưu thông máu, cung cấp oxy cho da, từ đó giúp da khỏe mạnh và rạng rỡ hơn. Ngoài ra, nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể được thư giãn, giảm căng thẳng, từ đó cũng giúp phục hồi da bị kích ứng tốt hơn.
Làm dịu da kích ứng tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên
Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc da kích ứng bằng nguyên liệu thiên nhiên mà bạn có thể tham khảo:
- Trà xanh: Trà xanh Chứa EGCG giúp ngăn ngừa lão hóa, lành sẹo, tiêu viêm. Do đó, đây là nguyên liệu giúp phục hồi da kích ứng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Trộn 1 muỗng cà phê bột trà xanh với dầu dừa thành hỗn hợp sệt.
- Thoa lên mặt, thư giãn 30-60 phút, rửa sạch với nước ấm. - Nha đam: Nha đam là loại lá cây thiên nhiên lành tính, an toàn cho mọi loại da, giúp kháng viêm, giảm sưng tấy, làm dịu da kích ứng, giảm nóng rát, mẩn đỏ. Cách thực hiện:
- Xay nhuyễn 1-2 lá nha đam tươi.
- Thoa lên da, thư giãn 15-20 phút.
- Rửa sạch với nước ấm. - Hoa cúc: Hoa cúc là nguyên liệu có công dụng làm sạch da mặt, bảo vệ da khỏi tổn thương và chống oxy hóa. Do đó, bạn có thể rửa mặt với nước hoa cúc để làm dịu da kích ứng.
Cách thực hiện:
- Ngâm hoa cúc với nước ấm.
- Để nước nguội.
- Rửa mặt bằng nước hoa cúc. - Cà chua: Cà chua có nguồn lycopene dồi dào, giúp tái tạo da, tăng cường dưỡng chất cho da, chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa. Để giảm kích ứng da, bạn có thể uống nước ép cà chua hoặc sử dụng cà chua làm mặt nạ.
Cách thực hiện:
- Nghiền nát cà chua.
- Đắp lên mặt 15-20 phút.
- Rửa sạch với nước ấm. - Khổ qua: Khổ qua là nguyên liệu chăm sóc da dân gian đơn giản, giúp trẻ hóa da, chữa lành da kích ứng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Dùng nước ép khổ qua thoa lên da.
- Cách 2: Trộn khổ qua xay nhuyễn với sữa chua/sữa tươi không đường, đắp lên da trong khoản 15 phút.
Lưu ý: Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên là cách chăm sóc da kích ứng được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, đây là những phương pháp chưa được khoa học chứng minh, Kiehl’s không khuyến khích áp dụng. Thay vào đó, bạn nên áp dụng cách chăm sóc da khoa học để làm dịu da kích ứng và phục hồi da hiệu quả.
Thông thường, tình trạng kích ứng mỹ phẩm sẽ giảm dần và hết hẳn khi ngừng sử dụng mỹ phẩm Tuy nhiên, đối với các trường hợp kích ứng da nặng, triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, bạn hãy đến bệnh viện hoặc phòng khám da liễu để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da có chứa Corticoid như Flucinar, Eumovate, Dermovat,… Trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống kháng dị ứng như Cezil, Celestamine, Clarytine, Pipolphen, Semprex Peritol,... Vậy da bị kích ứng bao lâu thì hết? Kích ứng da sẽ khỏi sau khoảng 3 ngày điều trị, do đó bạn không cần quá lo lắng.
Các thành phần có thể gây kích ứng da, nổi mụn
Các thành phần như cồn khô, cồn bay hơi, hương liệu,... có thể làm rối loạn hoạt động của tuyến dầu, phá vỡ hàng rào bảo vệ da và khiến da dễ bị kích ứng, nổi mụn trứng cá. Bên cạnh đó, một số thành phần còn khử nước trên bề mặt da, khiến da khô căng và nóng rát. Sử dụng những thành phần này trong thời gian dài có thể khiến da mất đi độ ẩm cần thiết, dẫn đến tình trạng kích ứng, bong tróc.
Dưới đây là những thành phần dễ gây kích ứng da mà bạn nên tránh:
- Cồn khô
- Cồn bay hơi (SD/Denatured)
- Paraben
- Sodium lauryl sulfate (SLS)
- Sodium laureth sulfate (SLES)
- Formaldehyde
- Formaldehyde-releasing preservatives (FRP)
- Phthalates
- Fragrance
- Alcohol
- Fulfate
- Wintergreen
- Witch hazel
- Arnica
- Balm mint
- Lavender
- Balsam
- Benzalkonium chloride
- Lemongrass
- Benzyl Alcohol
- Lime
Lưu ý khi chăm sóc da để tránh bị kích ứng da
Để tránh kích ứng da, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Sử dụng sản phẩm dịu nhẹ, dành riêng cho da nhạy cảm.
- Tránh sản phẩm chứa hóa chất, cồn, paraben, hương liệu nhân tạo, màu nhân tạo.
- Nên thử sản phẩm mới trên vùng da nhỏ trước khi sử dụng cho toàn mặt.
- Rửa mặt 2 lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa xà phòng.
- Sử dụng nước ấm để rửa mặt, tránh nước nóng hoặc nước lạnh.
- Tránh chà xát mạnh da mặt, thay vào đó hãy massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn.
- Tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần với sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ.
- Cấp ẩm cho da bằng cách xịt khoáng hoặc toner cho da nhạy cảm không chứa cồn.
- Sử dụng mặt nạ dưỡng ẩm 1-2 lần/tuần.
- Sử dụng kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên, phổ rộng chống tia UVA/UVB.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, bụi bẩn, ô nhiễm môi trường.
- Hạn chế thức khuya, stress, lo âu.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước.
>>>Xem thêm: Mặt Nổi Mụn Trắng Nhỏ Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả
Kích ứng da gây mất thẩm mỹ, khó chịu, thậm chí là để lại sẹo và tổn thương cho da. Để làm dịu da kích ứng bạn cần thực hiện các bước skincare hàng ngày với các sản phẩm chăm sóc da phù hợp, an toàn và lành tính. Hy vọng với những chia sẻ từ Nil Cosmetic sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc da hiệu quả hơn.